Chỉ số IP là gì? Ý nghĩa của chỉ số IP ghi trên các thiết bị đèn là gì?

Chỉ số IP là gì? Ý nghĩa của chỉ số IP ghi trên các thiết bị đèn là gì?

06-01-2020

Chỉ số IP là gì? Ý nghĩa của chỉ số IP ghi trên các thiết bị đèn là gì?

Chỉ số IP là thước đo biểu thị cho khả năng chống thấm nước, chống bụi của các sản phẩm thuộc lĩnh vực điện tử. Chỉ số này càng cao, mức độ bảo vệ sản phẩm càng tốt. Tuy nhiên làm thế nào để đánh giá, lựa chọn một thiết bị tốt thông qua các số liệu IP này thì không phải ai cũng có thể nắm rõ được. Bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc về khái niệm cũng như tên gọi và công dụng của những loại chỉ số IP khác nhau.

Chỉ số IP là gì?

Để các thiết bị điện được duy trì hoạt động một cách hiệu quả và bền lâu, thì tính năng chống bụi chống nước của sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Chỉ số IP là tên gọi để thể hiện khả năng chống lại những tác nhân bên ngoài như bụi, nước,… ảnh hưởng đến độ bền lâu của sản phẩm. Nói cách khác chỉ số này càng cao thì khả năng bảo vệ thiết bị sử dụng càng lớn. Chính vì vậy, không phải tự nhiên mà những sản phẩm có chỉ số IP cao lại có giá thành mắc hơn những sản phẩm thông thường.

Phân chia mức độ chống bụi, chống nước theo các loại chỉ số

Để xác định được sản phẩm thuộc chỉ số IP nào, người ta sẽ thực hiện đánh giá sản phẩm theo các bước và đối chiếu theo số liệu đã được quy định bởi tiêu chuẩn trong nuớc hoặc quốc tế.

          Chữ số IP gồm có phần chữ IP (Ingress Protection –  nghĩa là bảo vệ chống lại sự xâm nhập) và phần số được tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá từng cấp độ bảo vệ cho sản phẩm. Phần số ở đây gồm 2 chữ số: với chữ số đầu biểu thị khả năng chống bụi, chữ số sau thể hiện tính năng chống nước của sản phẩm và đôi khi còn kèm theo một vài kí tự giúp cho việc phân chia từng cấp độ được rõ hơn.

          Các dạng chỉ số IP thông dụng hiện nay:

          IP20: chủ yếu dành cho những thiết bị dân dụng lắp đặt trong nhà, ít sự tác động của yếu tố bên ngoài. Mức độ bảo vệ vỏ ngoài dừng lại ở việc ngăn không cho tay chạm vào phần điện gây nguy hiểm, chứ không bảo vệ chống lọt nước.

          IP44: vẫn áp dụng cho các thiết bị dân dụng nhưng có bảo vệ chống lọt bụi và nước cao hơn, đa số còn ứng dụng trong nhà, nếu lắp đặt ngoài trời phải có mái che.

          IP54: có thể sử dung cho các thiết bị ứng dụng trong và ngoài nhà. Nhưng khi hoạt động ngoài trời thì cần lưu ý cho việc lau chùi bảo dưỡng thường xuyên.

          IP65: phần lớn là được sử dụng để cho các thiết bị ngoài nhà như chiếu sáng công cộng, chiếu sáng đô thị.

          IP66:khả năng chống chịu cao nên thích hợp cho các thiêt bị ngoài trời như 

          IP67: có thể ứng dụng cho các thiêt bị trong nhà và ngoài trời. Kể cả những điều kiện khắc nghiệt dễ gay cháy nổ, thời tiết bất thường,…

          IP68: thiết kế chuyên dụng cho các thiết bị hoạt động dưới nước như đèn chiếu sáng dưới bể bơi, máy quay phim,…

          Trên đây là liệt kê cụ thể về một số loại chỉ số IP thường gặp trên các thiết bị điện tử. Tùy vào khả năng hoạt động và mục đích sử dung của sản phẩm mà được thiết kế với chỉ số chống bụi, chống nước riêng.

          Chính vì vậy khi đã tìm hiểu kĩ về các chỉ số này bạn cần lưu ý về khả năng sử dụng lâu bền của sản phẩm. Thông qua các chỉ số IP, bạn cũng có thể lựa chọn được loại thiết bị phù hợp với mục đích sử dung và điều kiện môi trường cần lắp đặt thiết bị đó. Để đánh giá một sản phẩm có hoạt động bền lâu không, thì ngoài các chi số IP thể hiện khả năng bảo vệ bên ngoài thì trước hết cần lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín chất lượng đi kèm với khả năng vận hành lâu dài.

MATDO VIỆT NAM

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Liên hệ

    (*) Các trường bắt buộc nhập.